BẢO VỆ GHẾ SOFA VÀ TRÁNH XA NƯỚC, NƠI CÓ ĐỘ ẨM

  • Với mỗi loại ghế sofa luôn thích hợp với điều kiện khô ráo, thoáng mát, đặc biệt rất kỵ với các trường hợp ghế sofa bị dính nước, dính ẩm.
  • Bởi lẽ, khi độ ẩm xuất hiện sẽ làm cho ghế sofa có nguy cơ bị ẩm mốc, xuất hiện các mùi hôi khó chịu và là điều kiện lý tưởng để các loại nấm mốc, vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở.
  • Đồng thời, nếu thường xuyên để sofa ướt sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, đáng nói nếu tình trạng này kéo dài sẽ tác động không tốt đến độ thẩm mỹ và tuổi thọ của sofa.
  • Vậy nên trong quá trình sử dụng chúng ta nên có những phương án để bảo vệ ghế sofa bền lâu, giữ gìn tốt và giúp tiết kiệm ngân sách.

TRÁNH NHIỆT ĐỘ QUÁ CAO HOẶC QUÁ THẤP

  • Cơ thế chúng ta khi đang gặp nhiệt độ quá cao và bỗng chuyển sang nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho người mệt mỏi, và trong trường hợp này đối với các loại ghế sofa cũng vậy.
  • Chúng ta nên bảo quản trong nhiệt độ vừa phải, trung bình từ 28 độ C – 30 độ C là tốt nhất, bởi nếu thường xuyên thay đổi nhiệt độ bất thường sẽ làm cho ghế sofa mau hỏng.
  • Hơn thế, để bảo vệ ghế sofa thì trong tiến trình giặt bạn không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh, vì như thế sẽ tác động mạnh đến chất liệu sản phẩm, dễ dẫn đến tình trạng mục, phai màu, tan rã cấu trúc chất liệu.
  • Khuyên bạn, tốt nhất nên tuân thủ các quy định của nhà sản xuất để đảm bảo ghế sofa bền như mới, đẹp sáng theo thời gian.

TRÁNH TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI ÁNH NẮNG MẶT TRỜI

  • Thường thấy, khi chúng ta đặt ghế sofa cạnh cửa sổ, lúc các cửa đều mở và nắng lớn chiếu thẳng vào nhà, đồng thời chiếu thẳng trực tiếp vào sofa nhà bạn, tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho sofa mau cũ, khi bị các tác động mạnh bên ngoài cũng dễ bị rách.
  • Do đó cần lưu ý vấn đề này và đồng thời có những giải pháp hoàn hảo để bảo vệ ghế sofa nhà bạn.
  • Bên cạnh đó, sau mỗi lần vệ sinh ghế sofa thì bạn nên có những cách thức làm khô hợp lý, hạn chế tối đa tình trạng đem phơi giữa trời nắng lớn.
  • Mà thay vào đó chúng ta nên lựa chọn quạt khô, sấy khô hay phơi ở nơi khô thoáng, có ánh nắng nhẹ.

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI HÓA CHẤT TRƯỚC KHI SỬ DỤNG

  • Như chúng ta cũng biết thì hiện nay có nhiều loại sofa với nhiều chất liệu khác nhau, đặc biệt với mỗi chất liệu sẽ tương thích với những hóa chất giặt tẩy khác nhau.
  • Do đó trước khi tiến hành vệ sinh thì mọi người cần tìm hiểu thật kỹ, đặc biệt là những ai tự vệ sinh ghế sofa tại nhà.
  • Thông thường một bộ ghế sofa có giá trị vài chục triệu, thậm chí với những mặt hàng cao cấp có giá đến hàng trăm triệu, do vậy mọi người nên có những giải pháp bảo vệ ghế sofa đúng cách. 
  • Trong trường hợp giặt sofa và dùng sai hóa chất có thể dẫn tới hiện tượng không thể làm sạch các bề mặt hoặc xấu hơn là nó sẽ làm loang lổ màu trong rất mất thẩm mỹ, thậm chí là phai màu từng đám lớn, đồng thời còn ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm.

 BẢO VỆ GHẾ SOFA VÀ HẠN CHẾ DI CHUYỂN

  • Với những bộ ghế sofa thường có diện tích lớn và trọng lượng khủng, do vậy khi nhiều lần di chuyển, nhấc lên, đặt xuống như vậy sẽ cho lực tác động mạnh lên sofa, dễ sẽ làm các cấu trúc bên trong bị tác động, gây ảnh hưởng kém bền, thời gian sử dụng thấp.
  • Ngoài ra, chưa kể trong quá trình rinh ghế, không may vấp phải chỗ nào bạn té nhào xuống thì sẽ tạo thêm một lực siêu mạnh làm sofa rơi ầm xuống đất, lúc này các lớp keo, các bộ phận trong sofa có nguy cơ rã ra nên chúng ta cần đề phòng và lưu ý.

VỆ SINH GHẾ SOFA NGAY CẢ KHI KHÔNG SỬ DỤNG

  • Với sự tác động của thiên nhiên và ngoại cảnh thì khi ghế sofa của nhà bạn để lâu ngày, dù không dùng tới nhưng vẫn bị bám bụi bẩn, vi khuẩn, thậm chí là có mùi và màu trông như cũ đi.
  • Điều này cũng giống như một bộ áo quần để lâu ngày không mang bị bám bụi hoặc một ngôi nhà lâu ngày không có người ở sẽ trở nên hoang tàn, xuống cấp.
  • Thế nên, để bảo vệ ghế sofa triệt để thì chúng ta cũng nên vệ sinh định kỳ ngay cả những khi không sử dụng, đảm bảo sofa sáng như mới và giữ vững giá trị theo thời gian.

HẠN CHẾ ĐỂ MỒ HÔI CƠ THỂ BÁM LÊN SOFA

  • Trong những ngày nắng gắt ta đi từ ngoài về hay khi vừa tập thể dục xong thì cơ thể luôn có mồ hôi nhễ nhại và mùi cơ thể, những lúc này khuyên bạn nên hạn chế hoặc nếu có thể không nên ngồi lên ghế sofa để tránh mồ hôi cơ thể bám vào khiến sofa dễ có mùi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
  • Nếu trong trường hợp bất khả kháng, hoặc khi khách đến nhà thì ngay sau đó chúng ta có thể phun vào bề mặt một ít hóa chất giặt khô, dùng khăn lau sạch và sau đó dùng chai xịt khử chuyên dùng tạo mùi hương sofa để xịt khắp bề mặt, lúc này các mùi hôi sẽ biến mất, các vi khuẩn cũng không còn cơ hội phát triển.

BẢO VỆ GHẾ SOFA SỬ DỤNG THÊM LỚP BỌC BÊN NGOÀI

  • Với các loại ghế sofa đời mới thường có sử dụng lớp bỏ bọc rời bên ngoài.
  • Tức là khi sofa bẩn chúng ta chỉ cần tháo lớp vỏ ấy ra giặt và sau đó bọc lại như mới.
  • Với cách này giúp tiết kiệm thời gian, công sức, lại không hề ảnh hưởng đến chất lượng của ghế.
  • Đồng thời đây cũng là cách hoàn mỹ giúp bảo vệ ghế sofa tối đa, hạn chế trường hợp ghế tiếp xúc với nước và hóa chất, hơn thế còn giảm thiểu xác suất sofa tiếp xúc với ánh nắng, với máy sấy nhiệt độ cao.