Nếu bạn là mẹ bỉm sữa thì dù có cẩn thận cách mấy cũng không thể tránh khỏi có đôi lần bé tè dầm ra nệm. “Sản phẩm” của bé nếu như không xử lý nhanh chóng sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu khiến cho da bé bị nổi mẩn và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé rất nhiều. Sau đây Vua Sạch xin chia sẻ một số cách giặt nệm khi bé tè dầm cực đơn giản và tốn ít thời gian để quý khách tham khảo.

CÁCH 1: GIẶT NỆM KHI EM BÉ TÈ DẦM BẰNG CỒN

Để tiết kiệm thời gian thì việc xử lý nệm khi bé tè dầm bằng cồn là cách khá nhanh và hiệu quả.

  • Đầu tiên, bạn dùng khăn bông lớn để thấm hết nước tiểu của bé trên nệm, thêm một lưu ý là nên đè mạnh khăn xuống nệm để có thể thấm hết nước tiểu vào khăn.
  • Sau đó, dùng phấn rôm rắc lên chỗ vừa thấm nước.
  • Lưu ý là chỉ cần rắc một lớp phấn mỏng. Phấn rôm rất hữu dụng trong việc hút ẩm đấy.
  • Tiếp theo, bạn sấy khô nệm bằng cách dùng máy sấy hoặc hong quạt gió.
  • Nếu nệm của bạn có chất liệu bằng cao su thì tốt nhất nên làm khô nệm bằng quạt gió vì dùng máy sấy có thể làm giảm tuổi thọ của nệm.
  • Bước cuối cùng quan trọng trong quá trình vệ sinh là sau khi nệm khô chúng ta sẽ dùng cồn chà lên bề mặt nệm để khử mùi khai.

▸ Các bạn lưu ý là chỉ sử dụng cồn 70º thôi nhé. Ngoài việc khử mùi khai, cồn còn có tác dụng sát khuẩn ngừa được các loại vi khuẩn nấm mốc.

CÁCH 2: DÙNG BAKING SODA VÀ GIẤM ĐỂ GIẶT NỆM KHI EM BÉ TÈ DẦM

  • Đầu tiên, tương tự như cách 1, chúng ta cũng hút ẩm vùng nệm ướt bằng khăn bông.
  • Tiếp theo, chúng ta rải một lớp baking soda lên bề mặt nệm để hút ẩm.
  • Sau khi nệm đã được hút ẩm bạn phải làm sạch lượng baking soda còn sót lại trên bề mặt nệm bằng cách sử dụng máy hút bụi.
  • Trong quá trình vệ sinh làm khô nệm thì việc khử mùi khai trên nệm cũng rất quan trọng.
  • Bạn hãy lấy giấm thấm vào khăn bông và chà lên bề mặt nệm.
  • Giấm có tính axit khá nhẹ rất hiệu quả trong việc khử mùi mà không gây hại cho da bé.

CÁCH 3. TINH DẦU CỨU TINH ĐỂ GIẶT NỆM KHI EM BÉ TÈ DẦM

  • Bước đầu tiên là chúng ta luôn phải làm khô kịp thời chỗ bé vừa tè, tương tự như hai cách trên, bạn sử dụng khăn bông, nếu là nệm cao su bạn có thể sử dụng khăn giấy để hút ẩm.
  • Bước tiếp theo, bạn hãy sử dụng giấy ướt lau sơ trên bề mặt nệm để làm sạch sơ bề mặt nệm.
  • Nếu không có giấy ướt, bạn có thể dùng khăn bông thấm nước sau đó vắt bớt nước để thay thế giấy ướt.

▸ Tinh dầu rất hữu hiệu trong việc khử mùi khi bé tè dầm lên nệm.

▸ Bạn hãy nhỏ một ít tinh dầu lên bề mặt nệm để khử mùi.

▸ Sử dụng tùy theo mùi tinh dầu bạn ưng ý, tuy nhiên theo Vua Sạch bạn nên sử dụng tinh dầu tràm, tinh dầu sả vì hai loại tinh dầu này vừa có năng khử mùi vừa có công dụng ngừa muỗi rất tốt.

  • Bước cuối cùng là chúng ta sẽ làm khô nệm bằng cách dùng máy sấy để sấy khô. Cách này vừa giúp nệm khô nhanh bên cạnh đó còn ngừa được nấm mốc.

GIẶT NỆM KHI BÉ TÈ DẦM CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

  • Bạn nên phơi nệm chỗ thoáng để nệm được khô đều đồng thời để diệt được hết các vi khuẩn nấm mốc gây hại cho da bé.
  • Chúng ta nên tránh phơi nệm chỗ nắng gắt vì sẽ làm giảm tuổi thọ của nệm đặc biệt là nệm cao su.
  • Thêm một lưu ý là bạn không nên dùng chất tẩy rửa hóa học mạnh vì sẽ ảnh hưởng đến da bé và bị hư bề mặt nệm.
  • Các cách giặt nệm khi bé tè dầm trên đây đều có thể áp dụng cho vết nước tiểu mới và vết nước tiểu lâu ngày.
  • Tuy nhiên, quý khách nên xử lý sớm vì để lâu sẽ tạo thành các vệt ố trên nệm gây mất thẩm mĩ và nệm sẽ bị ám mùi khai gây khó chịu.
  • Đồng thời, các phương pháp nêu trên đây chỉ để xử lý tạm thời khi bé vừa tè mà bạn không có thời gian hay không thể phơi khô nệm do trời mưa.
  • Để bảo vệ làn da cho bé yêu, chúng ta nên định kì giặt sạch nệm để tránh các bệnh ngoài da cũng như mang lại được giấc ngủ ngon cho cả gia đình.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ bỉm sữa tiết kiệm được thời gian trong việc giặt nệm khi bé tè dầm. Hãy nhanh chóng liên hệ đến Hotline: 0932.044.045 ngay khi có nhu cầu giặt nệm chuyên sâu nhé!