Thảm lụa là loại thảm có giá trị kinh tế cao và thường được sử dụng trong văn phòng của bộ phận cấp cao. Việc bảo quản thảm văn phòng sợi lụa đúng cách không chỉ giúp bạn tiết kiệm được chi phí cơ sở vật chất mà còn giúp giữ được hình dáng của thảm. Vậy thảm văn phòng sợi lụa nên được bảo quản như thế nào? Hãy cùng Vua Sạch tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

TẠI SAO CẦN BẢO QUẢN THẢM VĂN PHÒNG SỢI LỤA

Độ bền của thảm sợi lụa không cao

  • Vải lụa là loại quý và có chất liệu khá mềm và mỏng manh. Độ bền của lụa không được đánh giá cao trong các loại vải. Chúng dễ bị xé rách trước tác động của ngoại lực. 
  • Bởi vậy, các loại thảm văn phòng làm từ vải lụa cũng mang theo tính chất đặc trưng từ vải lụa.
  • Mặc dù được thiết kế với độ chắc chắn cao hơn nhưng thường thảm lụa cũng cần được bảo quản rất cẩn thận hơn so với những loại thảm khác.

Khả năng chống bào mòn kém

  • Với cấu tạo lớp bề mặt lụa khá mỏng manh. Các loại thảm lụa có thể dễ dàng khi rách và bị bào mòn trước tác động của ngoại lực. 

Khó vệ sinh hơn các loại thảm thông thường

  • Được đánh giá là loại vải có khả năng chống lại tác động ngoại lực kém vì vậy trong quá trình vệ sinh cần rất cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến hình dáng của thảm lụa. 
  • Ngoài ra loại vải này cũng nhạy cảm với các loại chất tẩy rửa có tính axit cao. Nếu bạn sử dụng những chất chỉ có tính tỉnh tẩy cao, thảm lụa có thể dễ dàng bị phai màu. 

Giá trị thảm cao

  • So với nhiều loại thảm khác thì thảm lụa có giá thành trung bình khá cao.
  • Vì vậy, loại thẩm mỹ không được sử dụng phổ biến tại nhiều văn phòng.
  • Bạn sẽ thường bắt gặp loại thảm này tại các văn phòng cấp cao.

Khó dệt được khổ lớn

  • Do có độ mềm cao nên thảm lụa thường không được dệt thành các khổ lớn.
  • Vì vậy, tại các văn phòng có diện tích lớn người ta sẽ không hay sử dụng loại thảm này. Tuy nhiên, nhờ điểm này mà thảm lụa dễ vệ sinh hơn. 

CÁCH BẢO QUẢN THẢM VĂN PHÒNG SỢI LỤA

Không đặt vật nặng lên thảm

  • Nhấn mạnh ở trên, thảm lụa là loại thảm có độ chống bào mòn không cao và thường dễ bị ảnh hưởng dưới sự tác động của ngoại lực.
  • Và nếu muốn tấm thảm lụa được bền lâu bạn cần tránh đặt các đồ vật có khối lượng lớn lên thảm lụa. 
  • Trong trường hợp bất đắc dĩ, vì thảm lụa khá mềm và không có kích thước lớn, bạn có thể nhẹ nhàng lật thảm lụa sang một bên trước khi đặt vật nặng trong văn phòng.

Vệ sinh thảm thường xuyên

  • Thảm lụa có độ bám bẩn không quá cao. Nhờ vậy loại thảm này dễ vệ sinh thường xuyên bằng máy hút bụi.
  • Mặc dù vậy, nếu không được vệ sinh thường xuyên, các loại vi khuẩn, nấm mốc tích lũy lâu ngày trên thảm lụa có thể tác động xấu đến kết cấu của của thảm.
  • Nếu có máy hút bụi bạn nên làm sạch ít nhất 2 – 3 lần/ tuần.
  • Ngoài ra, thảm lụa có trọng lượng không lớn nên bạn có thể dễ dàng cầm tấm thảm lên và giũ nhẹ. Đây cũng là một cách đơn giản để loại bỏ bụi bẩn khi vệ sinh cho thảm lụa.

Không dùng chất tẩy mạnh để giặt thảm

  • Vì chất liệu làm nên thảm lụa cũng khá nhạy cảm nên việc giặt thảm đúng cách cũng là một phương pháp để tăng tuổi thọ cho thảm.
  • Một trong những điều quan trọng khi giặt thảm lụa là không sử dụng các chất tẩy mạnh để giặt thảm. Việc này khiến tấm thảm bị phai màu và phá hủy kết cấu thảm. 

Không phơi thảm dưới ánh nắng mặt trời gay gắt

  • Ngoài việc sử dụng chất tẩy mạnh thì có một cách khác khiến các tấm thảm lụa có thể “bay màu” đó là phơi thảm dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
  • Cách này khiến thấm thảm của bạn khô nhanh nhưng đồng thời cũng dễ khiến thảm bị phai màu.
  • Khi phơi lụa vừa được giặt dưới ánh sáng mặt trời gay gắt tấm lụa có thể bị cứng và co lại đúng không? Thảm lụa cũng vậy, nếu bạn để phơi thảm dưới ánh nắng mặt trời gay gắt trong thời gian quá dài, tấm thảm có thể bị co lại và ảnh hưởng trực tiếp đến độ co giãn của thảm.

Không đặt vật sắc lên thảm

  • Thảm lụa thậm chí còn dễ bị xước rách hơn thảm polypropylene từ sợi nylon. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không được để các vật sắc nhọn như dao, kéo lên thảm. 

Không để thảm tại các vị trí có nguồn nhiệt cao

  • Thảm lụa có tính bắt cháy cao. Và đó là lý do tại sao bạn không nên đặt thảm lụa tại những nơi có nguồn nhiệt cao như máy sưởi, máy sấy nhiệt độ cao.

Định kỳ giặt và bảo dưỡng thảm bằng dịch vụ chuyên nghiệp

  • Việc giặt thảm lụa cần được thực hiện cẩn thận hơn so với khi giặt các loại thảm khác.
  • Thông thường, với những người không có chuyên môn thì tự giặt thảm lụa tại nhà không những khó làm sạch hoàn toàn vết bẩn trên thảm mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng thảm.
  • Vì thế, bạn hãy định kỳ để tấm thảm của bạn được làm sạch và bảo dưỡng đúng quy trình trung bình 1 – 2 lần/năm với các dịch vụ giặt thảm từ các đơn vị vệ sinh chuyên nghiệp như Vua Sạch.

Nếu bạn đang sở hữu một tấm thảm lụa tại văn phòng hãy nhớ kỹ những thông tin Vua Sạch chia sẻ trong bài viết trên và áp dụng chúng để bảo quản thảm văn phòng sợi lụa được bền lâu.