Ghế văn phòng là vật dụng quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và đời sống văn phòng của nhân viên công ty. Bài viết hôm nay Vua Sạch sẽ đề cập đến cho mọi người một trong những dòng ghế rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay đó là ghế văn phòng nỉ. Tất tần tật về dòng sản phẩm này bao gồm cấu tạo của ghế văn phòng nỉ và cách bảo quản ghế như thế nào để có thể giữ cho chất lượng ghế luôn ở mức tốt nhất và mức tuổi thọ của ghế được duy trì lâu dài.

CẤU TẠO CỦA GHẾ VĂN PHÒNG NỈ

Trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu sơ lược về cấu tạo của dòng sản phẩm ghế văn phòng này. Dòng ghế văn phòng nỉ thường được sản xuất với 2 kết cấu chính là khung chân ghế và phần nệm, bề mặt nệm tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng.

Khung chân ghế

  • Ở dòng sản phẩm ghế văn phòng nỉ có 2 dòng chân ghế chính được ưa chuộng trên thị trường hiện nay là chân ghế quỳ và chân ghế xoay:
  • Thời điểm gần đây, dòng sản phẩm ghế văn phòng có kết cấu chân quỳ đang được các nhân viên văn phòng săn đón bởi phong cách thiết kế độc đáo ưu việt.
  • Vừa giúp tạo không gian làm việc lý tưởng bởi thẩm mỹ của khu vực làm việc được nâng cao, vừa đảm bảo đáp ứng hết những vai trò cơ bản của ghế văn phòng với thiết kế tiện nghi có thể sử dụng được khoảng trống dưới ghế. 
  • Phần nệm tựa lưng và để ngồi ghế văn phòng bằng nỉ chân quỳ được tính toán đạt độ cong chuẩn và đảm bảo không quá lún khi người sử dụng tác động vật lý lên.
  • Điều này đảm bảo cho người sử dụng luôn giữ được tư thế ngồi làm việc đúng và thoải mái nhất dù phải ngồi liên tục trong một khoảng thời gian dài.
  • Với dòng sản phẩm ghế xoay văn phòng, ghế có chức năng xoay linh hoạt ở nhiều góc độ. Có thể điều chỉnh tự do độ cao để người ngồi đạt được tư thế ngồi thoải mái, phù hợp với bàn làm việc. 
  • Thiết kế giúp người sử dụng trải nghiệm được cảm giác thoải mái và tiện lợi tối đa dù làm việc thời gian dài, do ghế văn phòng chân xoay có hệ thống bánh xe di chuyển nhanh và tiện lợi.
  • Sử dụng dòng sản phẩm ghế văn phòng chân xoay giúp cho không gian văn phòng làm việc của bạn được thổi vào luồn không khí linh động, kích thích tính sáng tạo cho nhân viên làm việc. 

Bề mặt nệm ghế

  • Ghế được bọc chất liệu nỉ luôn là dòng sản phẩm ghế văn phòng được nhiều người mua hàng ưu tiên lựa chọn.
  • Bởi ưu điểm là ghế văn phòng nỉ có thể đáp ứng được nhiều sở thích đa dạng về màu sắc của nhân viên văn phòng cũng như chịu lực tốt, độ bền của ghế của nằm ở mức cao.
  • Chất liệu nỉ đa dạng màu sắc ở phía ngoài phần nệm của ghế giúp chiếc ghế văn phòng trở thành một trong những vật dụng thổi hồn về thẩm mỹ cho văn phòng bạn, nhưng vẫn đảm bảo cho bạn cảm giác chắc chắn và thoải mái khi sử dụng ghế.
  • Dòng sản phẩm ghế văn phòng nỉ lại có giá thành tương đối rẻ. Phù hợp cho mọi tầng lớp và cấp bậc trong văn phòng. Là phương án tối ưu kinh phí hoàn hảo cho những công ty mới được thành lập.

CÁCH BẢO QUẢN GHẾ VĂN PHÒNG NỈ

Bảo quản bề mặt ghế văn phòng bọc nỉ

  • Nên thường xuyên đánh bay bụi bẩn trên ghế bởi những cây chổi chuyên dùng hoặc máy hút bụi.
  • Trong khoảng thời gian sử dụng ghế, phần đệm rời ở một số ghế văn phòng nỉ, nên thường xuyên được quay đầu đệm để cả chiếc nệm được phân bố lực tác động đồng đều..
  • Phần bề mặt vải của ghế nỉ không nên giặt nước và lưu ý không được sử dụng dung dịch tẩy trắng sẽ ảnh hưởng đến màu sắc cửa ghế.
  • Khi phát hiện ghế bị thừa chỉ thì chúng ta nên dùng kéo cắt chứ không nên kéo chỉ bằng tay.
  • Không nên để vật nặng lên ghế, tránh tình trạng phần nệm ghế bị biến dạng.
  • Không để ghế ở những khu vực bị ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp thường xuyên.
  • Lưu ý không để các vật nhọn tiếp xúc với bề mặt ghế. Tránh trường hợp phần vải nỉ bao bọc ghế bị hư hại như rách hoặc thủng nhiều lỗ.

Bảo quản khung chân ghế

  • Với một số loại ghế nỉ có phần khung chân ghế bằng gỗ chúng ta nên lưu ý những điều sau đây tránh những trường hợp ghế bị mối mọt ăn.
  • Đầu tiên, nên chọn vị trí đặt ghế ở nơi khô ráo không bị tác động nhiều bởi yếu tố thời tiết, trong môi trường văn phòng có độ ẩm cao do nhiều yếu tố khách quan bạn có thể sử dụng máy hút ẩm để cải thiện.
  • Dù là khung bằng kim loại hay gỗ thì bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra bề mặt của khung để tránh cho phần bề mặt khung bị trầy hoặc bị gỉ sét.