Nệm chính là vật dụng quen thuộc trong nhà, là nơi bạn nghỉ ngơi và tiếp xúc thường xuyên. Vì vậy, chúng rất dễ bị bẩn và ẩm mốc theo thời gian. Hãy đọc ngay bài viết Vua Sạch chia sẻ dưới đây để tìm ra 5 cách bảo quản nệm không bị mốc đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. 

NẤM MỐC LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN NỆM BỊ MỐC

Nấm mốc là thực vật nhưng tế bào của nó không chứa chất diệp lục. Chúng thường ký sinh trên thực vật hoặc sợi thực vật. Nấm mốc phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt nên nệm bị mốc chủ yếu do:

  • Không khí ẩm ướt: Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Nhiệt Đới ẩm gió mùa nên có khí hậu thay đổi thất thường và ẩm ướt. Vì thế, chăn, ga, gối, nệm cũng dễ bị ẩm mốc. Các vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong nệm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. 
  • Mồ hôi cơ thể: Mỗi ngày, cơ thể con người tiếp xúc với nệm trung bình từ 8-9 tiếng. Những người có xu hướng ra nhiều mồ hôi thường dễ làm ẩm nệm bằng mồ hôi của họ. Đây cũng được coi là một nguyên nhân điển hình gây ra nấm mốc ở nệm.
  • Nệm ướt không xử lý: Có nhiều trường hợp làm cho nệm bị ướt như làm đổ thức ăn, đồ uống, trẻ làm ướt ga giường, nôn ói… Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, nước sẽ ngấm sâu vào nệm gây ẩm ướt.

5 CÁCH BẢO QUẢN NỆM KHÔNG BỊ MỐC ĐƠN GIẢN

Tháo ga giường khi không còn sử dụng

  • Khi đi công tác xa nhà, hoặc vắng một thời gian, chiếc giường của bạn cần được tháo ga và bọc ra khỏi. 
  • Điều này là sẽ bảo quản nệm không bị mốc vì giúp cho nệm được thoáng không khí, không bị ẩm ướt và ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của người dùng.

Thay ga giường thường xuyên

  • Nhiều người không có thói quen thay đổi ga giường, và giặt giũ thường xuyên, điều này khiến cho vi khuẩn sinh sôi trong vải và gây hại cho làn da bạn.
  • Do đó, bạn hãy thay ga giường thường xuyên hơn, giặt giũ chúng một cách sạch sẽ nhất, thì sẽ bảo quản nệm không bị mốc và luôn luôn sạch sẽ.
  • Nên có ít nhất 3 tấm ga giường để thay đổi qua lại, nên thay ga giường 2 lần một tuần để chăn ga luôn sạch sẽ, từ đó nệm của bạn sẽ hạn chế nguy cơ bị mốc.

Thường xoay và lật nệm

  • Thêm một cách để bảo quản nệm không bị mốc đó là chúng ta hãy thường xuyên lật mặt nệm. 
  • Với những chiếc nệm có thể sử dụng hai mặt thì điều này là rất cần thiết, hãy lật nệm 2-3 tháng một lần, để nệm không bị mốc. 
  • Với những chiếc nệm lò xo thì bạn chắc chắn phải làm điều này, để lò xo bên trong nệm chịu lực đều hơn và không bị hỏng cấu trúc.
  • Đối với những chiếc nệm chỉ sử dụng được một mặt thì ta có thể áp dụng thủ thuật xoay nệm là được.

Đặt nệm ở nơi thoáng khí

  • Những lúc không sử dụng nệm bạn hãy phơi chiếc nệm của mình ở nơi thoáng đãng, có nhiều không khí và ánh nắng mặt trời, như là cửa sổ hoặc sát ban công.
  • Việc làm này tuy đơn giản nhưng lại giúp bảo quản nệm không bị mốc, hay có những mùi hôi khó chịu nữa. 
  • Hãy để nệm ở những bị trí khô thoáng nhất trong phòng, đặc biệt hạn chế đặt nệm gần cửa nhà vệ sinh ẩm ướt.
  • Khi thay ga giường bạn hãy để nệm bên ngoài không khí một lúc, để không khí lưu thông vào các lỗ hở bên trong nệm, để lưu thông không khí, rồi sau đó mới thay nệm nhé.

Xử lý sạch các vết bẩn

  • Trong quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi việc nệm bị bẩn, ướt do đổ thức ăn, trẻ con tè dầm, hoặc thú cưng nhà bạn làm bẩn. 
  • Để bảo quản nệm không bị mốc, những vết bẩn này cần được xử lý ngay lập tức. 

5 BƯỚC VỆ SINH NỆM BỊ MỐC NHANH CHÓNG TẠI NHÀ

Một trong những cách bảo quản nệm không bị mốc chính là xử lý các vết bẩn ngay lập tức, và vệ sinh nệm thường xuyên. Mỗi loại nệm khác nhau sẽ có những cách xử lý khác nhau, nhưng cơ bản vẫn có những bước tương tự nhau, hãy theo dõi các bước vệ sinh nệm dưới đây nhé.

Bước 1: Hút sạch bụi 

  • Trước khi xử lý nấm mốc, dọn sạch các vết bẩn và giặt giũ nệm khô ráo. Bạn hãy hút bụi cho chiếc nệm. 
  • Hãy dùng một máy hút bụi chuyên dụng với đầu cọ, để dễ dàng lấy hết sạch bụi bẩn trong cả hai mặt của tấm nệm. 
  • Sau khi hút bụi, hãy vệ sinh máy hút bụi sạch sẽ để tránh ảnh hưởng đến những đồ vật khác trong nhà. 

Bước 2: Chọn chất xử lý nấm mốc phù hợp để lau vết mốc trên nệm

  • Làm sạch các vết nấm mốc trên nệm bằng nước thông thường là điều không thể, vì thế việc chọn lựa các chất xử lý nấm mốc từ thiên nhiên hoặc hoá chất chuyên dụng là điều cần thiết.
  • Một số hóa chất xử lý nấm mốc hiệu quả như sau: nước ấm và rượu Isopropyl, chanh tươi, baking soda, hoá chất chuyên dụng chứa Amoniac, Chlorine Dioxide là những gợi ý cho bạn.

Bước 3: Lau sạch lại bằng vải khăn ướt

  • Sau khi xử lý nấm mốc bằng hóa chất, hãy lau sạch lại bằng khăn ẩm.
  • Lưu ý chỉ sử dụng một chiếc khăn ẩm, không dùng khăn quá ướt, điều này sẽ khiến nước thấm vào bên trong và mốc nhiều hơn. 

Bước 4: Xịt khử trùng

  • Sau khi lau sạch nệm, bạn hãy xịt khử trùng cho chiếc nệm, điều này sẽ khiến cho nấm mốc hạn chế quay trở lại. 

Bước 5: Phơi nệm khô ráo 

  • Bước cuối cùng sau khi xử lý nệm bằng hoá chất và lau chùi sạch sẽ, hãy phơi khô nệm ở nơi có nhiều ánh sáng và không khí sạch. 
  • Điều này sẽ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn và hạn chế sự qua lại của nấm mốc bạn nhé.

Trên đây Vua Sạch đã chia sẻ 5 cách bảo quản nệm không bị mốc và các bước vệ sinh nệm nhanh chóng ngay tại nhà. Tuy nhiên, nệm của bạn cũng cần xử lý định kỳ sạch sẽ chuyên sâu hơn. Hãy liên hệ với Vua Sạch để được tư vấn miễn phí về vệ sinh nệm, để chiếc nệm của gia đình bạn luôn sạch sẽ nhé.

Gọi Vua Sạch

0965 440 144